CHÂM CỨU:PHƯƠNG PHÁP TRỊ BỊNH ĐƠN GIẢN,HIỆU QUA CAO,PHÙ HỢP VỚI ĐA SỐ NGƯỜI LAO ĐỘNG
I)LƯỢC SỬ PHÁT TRIỂN KHOA CHÂM CỨU:
Trong Đông Y châm cứu là một bộ phận quan trọng , ra đời ở Trung Quốc từ thời đại đồ đá. Đây là phương pháp chữa bịnh thời tối cổ cách đây hơn 6.000 năm. Người thượng cổ vì sống quá thô sơ nên hay bị ngoại tà xâm nhập làm đau nhức gân thịt...mỗi khi có bịnh họ dùng lữa để hơ và dùng đá nhọn để châm chích (biếm thạch) cách trị liệu này dần dần đúc kết thành khoa châm cứu ngày nay. Do kinh nghiệm sống thời thượng cổ loài người thuở ấy sống đơn giản nên việc trị bịnh cũng đơn giản , có khi chỉ lấy tay ấn vào huyệt, xoa mạnh vào vùng kinh mạch tập trung, hay hơ lửa ấm vào những nơi đó cũng lành bịnh được .
Các phương pháp đơn giản thuở ấy như xoa bóp, tẩm quất, ngâm nước nóng, điều khí, châm cứu.v.v nhưng chỉ có châm cứu là phương pháp đắc dụng nhất, nó đóng góp rất lớn cho nền Y học Đông phương và thế giới.
Từ khi có văn tự việc ghi chép về khoa châm cứu có hệ thống, trải qua hàng ngàn năm với các kinh nghiệm được chắt lọc làm cho châm cứu càng ngày càng vi diệu.Theo một số y sử ghi chép thì khoa châm cứu thịnh hành nhất từ thế kỹ 13 đến thế kỹ 17 (sau C . N ) ở các nước Trung hoa ,Việt Nam ,Triều Tiên , Nhật Bản. . .Từ đó những nhà châm cứu chuyên nghiệp, các thâỳ thuốc Đông Y cũng dùng châm cứu để trợ liệu cho thang dược thu được nhiều kết quả khả quan ngoài dự tính. Hiện nay châm cứu đã được cả thế giới chú ý,cả Tây Y cũng đặt thành vấn đề nghiên cứu phối hợp trị liệu cho bịnh nhân hàng ngày cụ thể như việc châm tê để mổ.
Ở Việt Nam chúng ta theo một số thư liệu ghi chép còn lại thì khoa châm cứu đã được sử dụng sớm nhất ở châu Á và thế giới, cụ thể :
-Đời Hùng Vương (2879 – 257 trước C. N )có An Kỳ Sinh người Hải Dương dùng cây ngãi hơ nóng (cứu) đẻ chữa bịnh cho Thôi Văn Tử .
-Đời vua Thục An Dương Vương ( 257 – 207 trước C. N. ) có Cao Lỗ ở Chí Linh ,Hải Dương là nhà quân sự đồng thời là một châm cứu sư giỏi,và Thôi Vỹ dùng châm cứu chữa bịnh cho Ứng Huyền và Nhâm Hiệu .
-Các đời vua Ngô ,Đinh , Lê , Lý (937 – 1224 sau C . N . ) khoa châm cứu rất phát triển :
*Năm 1136 (sau C.N ) Minh Không Thiền sư (tục danh là Nguyễn Chí Thành )ĐÃ dùng pháp ngữ nhà Phật và châm cứu chữa khỏi bệnh tính thần kinh cho vua Lý Thần Tông được phong là Lý Triều quốc Sư.
*Đời nhà Trần, Trâu Canh đã dùng châm cứu chữa bịnh cứu sống con của vua Trần Minh Tông là hoàng tử HẠO sau khi lên ngôi là Trần Dụ Tông mắc bịnh liệt dương và Trâu Canh đã dùng châm cứu chữa khỏi , Dụ Tông đã sinh được 3 hoàng tử và 6 công chúa. Đến đời Trần Duệ Tông (1372 – 1377 ) Thiền sư TUỆ TỈNH người Cẩm Giàng , tỉnh Hải Dương soạn bộ Nam Dược Thần Diệu trong đó cũng có ghi chép cách chữa bịnh bằng châm cứu như chứng cấp kinh phong ,mạn kinh phong,chết đuối v. v . . .
* Đời nhà Hồ (1401 – 1407 ) có y sư Nguyễn Đại Năng người xã Hiệp An ,huyện Kim Môn, tỉnh Hải Dương dùng châm cứu¬ chữa bịnh thu được nhiều kết quả nổi tiếng được Hồ Hán Thương quí trọng . Nguyễn Đại Năng đã soạn cuốn sách CHÂM CỨU TIỆP HIỆU DIỄN CA bằng thơ Nôm để phổ biến rộng rãi phương pháp châm cứu trong nhân dân. Đây là văn hiến châm cứu đầu tiên của nước ta vẩn còn lưu truyền . Đặc biệt Nguyễn Đại Năng đã tìm ra một số huyệt mới chưa thấy ghi trong sách châm cứu của các nước trên thé giới.
*Đến đời Hậu Lê(1423 – 1789 ) có đai danh y Hải Thượng Lãn Ông soạn bộ Y Tông Tâm Lĩnh trong đó cũng có hướng dẫn chữa một số bịnh bằng châm cứu.
*Đời Tây Sơn dưới triều vua Quang Trung (1788 – 1802 ) khi cả giang sơn qui về một mối, nhà vua lệnh cho Thái y viện phát huy các hình thức chữa bịnh trong đó có ngành châm cứu để chữa bịnh bảo vẹ sức khỏe cho nhân dân .
*Đến đời NGUYỄN (1802 – đến đầu thế kỹ 20 ) có Vũ Bình Phủ hiệu là Nam Dương Đình giỏi về châm cứu đã biên soạn bộ sách “ Y thư lược sao ” tổng hợp về lý luận và thực tiển châm cứu thời bấy giờ. Đây là tác phẩm viết về châm cứu thứ hai của nước ta .
Đời nhà Nguyễn có một số thầy thuốc người Pháp,Tây Ban Nha , Bồ Đào Nha đến nước ta và bắt đầu truyền bá Tây Y ,họ được các vua triều Nguyễn giữ lại chữa bịnh cho hoàng gia . Năm 1885 thực dân Pháp xâm chiếm nước ta,năm 1902 mở trường đào tạo y sĩ và dược sỹ để phục vụ tầng lớp cai trị,từ đó nước ta có hai nghành Đông y và Tây y .Thực dân Pháp luôn tìm cách chèn ép y học cổ truyền trong đó có châm cứu, họ dần dần loại đông y ra khỏi tổ chức nhà nước, châm cứu từ đó mai một đi không phát triển nữa. Nhưng vì châm cứu là một phương pháp chữa bịnh đơn giản vừa mau khỏi lại ít tốn kém mà dân tộc ta đã quen dùng lâu đời nên mặc dầu bị cấm đoán chèn ép nhưng châm cứu vẫn tồn tại vì nhu cầu và lợi ích của nhân dân.
Từ sau cách mạng tháng 8 thành công ở Việt Nam. Khoa châm cứu dần dần được cũng cố và phát triển rộng rãi, chúng ta có những y sư giỏi về châm cứu như y sư Nguyễn Văn Quan đã xuất bản nhiều công trình giá trị về châm cứu, bác sĩ Nguyễn Văn Ba sau khi dự hội nghị quốc tế về châm cứu (1950) đã chuyển hướng chữa bệnh bằng khoa châm cứu và đông dược. Ở miền Nam có lão y sư Lê Chí Thuần, ở Huế có lão y sư Trần tiển Hy, thái y Nguyễn Văn Ái đã nghiên cứu và áp dụng lâu năm khoa này và đã có rất nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra còn có hòa thượng tọa Thích Tâm Ấn viết sách và thực hành châm cứu đạt được nhiều kết quả. Lương y Thượng Trúc biên soạn các sách châm cứu giá trị.
Ơ miền Bắc nghành Đông y va châm cứu được phục hồi mạnh mẽ, đứng trong ngành y tế nhà nước để phục vụ sức khõe nhân dân.
Hội Đông y Việt Nam rồi hội Châm Cứu Việt Nam và Viện Châm Cứu Việt Nam được thành lập cùng với bộ môn đông y trường đại học y khoa đã mở nhiều lớp để đào tạo thầy thuốc châm cứu phòng và chữa bệnh bằng châm cứu đang phát triển rộng rãi trên khắp nước ta. Đặc biệt có giáo sư bác sĩ Nguyễn Tài Thu đã áp dụng tài tình châm tê trong phẩu thuật, những năm gần đây cây kim độc đáo của Việt Nam được nhiều nước trên thế giới ca ngợi. Người ta nhìn thấy trên màn ảnh những người bệnh đang nói chuyện, tươi cười, hoặc đang ăn uống ngay trên bàn mổ trong khi thấy thuốc đang rạch da, cắt xương, mổ các nội tạng...
PHẠM VI CHỮA BỆNH CỦA THUẬT CHÂM CỨU
Nói đến châm cứu đa số trong chúng ta còn quan niệm là nó chỉ trị được một số bệnh như đau lưng, nhức đầu, đau bụng , tê bại, phù thủng, trúng phong hay kinh giản .v.v.. Thực tế những bậc tiền bối của chúng ta từ trước mà sách sử còn ghi lại hoặc các danh sư hiện đại như giáo sư bác sĩ Nguyễn Tài Thu của Việt Nam, các châm sư của Pháp, Đức, Nhật, Trung hoa.v.v.. mà chúng ta đọc thấy trên các tạp chí chuyên nghành của hội châm cứu quốc tế, thì chỉ trừ những bình về ngoại thương, còn lại không có mấy chứng bịnh mà không thể trị được bằng khoa châm cứu. Người xưa nói “VẠN BỊNH NHẤT CHÂM” tuy hơi quá nhưng không phải không có bằng cớ. Khoa châm cứu là thuật trị bệnh rất khoa học, dựa vào KINH LẠC, CƠ ĐIỂM (Ngưỡng) của từng tạng phủ, từng hệ thống một của thần kinh mỗi bộ phận trong người, đúng với nguyên tắc cấu tạo của cơ thể học (Anatomie).
Trong thời đại khoa học kỹ thuật các danh sư Nhật, Pháp đặt vấn đề khoa học hóa khoa châm cứu, người ta đã chứng minh được rằng châm cứu còn có thể trị được những chứng bệnh có vi trùng như sốt rét, dịch tả, những bệnh thời khí, nội tạng bị hư hao ít nhiều như sa dạ dày, trực tràng... những bệnh về tinh thần, si ngốc, điên cuồng, những bệnh về tâm lý như sợ sệt, đau đầu ói mữa do giận dữ.v.v.. Tuy nhiên có những loại bệnh như ung thư, dương mai, .v.v.. châm cứu chỉ đóng vai trò phụ trợ cho thuốc mà thôi.
Phải thừa nhận rằng vẻ “Thời Trang” của khoa châm cứu có thể thu hút quần chúng được là ở cái vẽ có tính huyền bí thần kỳ, thực vậy: Ngụy Võ Đế bị đau đầu nhờ Hoa Đà châm ở huyệt Não Không mà hết bệnh hoặc thời nay các báo đăng tin về giáo sư Nguyễn Tài Thu với dòng tít lớn: “Chiếc kim thần kỳ Việt Nam làm người câm nói được” hoặc: “Sáu chiếc kim Việt Nam thay cho một ca mổ đẻ...” Tuy nhiên chúng ta phải biết là kết quả trị liệu đều do thủ thuật cao thấp, huyệt vị có chính xác hay không.
Âm Dương suy hư, vinh vệ không hòa, thủy hỏa mất cân bằng, vận khí không thuận v.v.. đó là những nguyên nhân sinh ra bệnh tật nơi con người và châm cứu áp dụng thủ thuật “bổ” nơi thiếu “tả” nơi thừa “thông kinh họat lạc”, “điều hòa vinh vệ” tức là đã giải quyết được những căn nguyên của bệnh tật trên...
Nói chung châm cứu đối với các loại bệnh đều giải quyết được nhất là những bệnh mãn tính lâu ngày thì sức tuyên thông của châm cứu rất mau. Tuy vậy những cơ thể suy nhược cũng cần phụ trợ thêm bằng thang dược sẽ giải quyết bệnh tật nhanh hơn.
Chúng ta thử nhìn qua phương pháp chữa bệnh bằng thuật châm cứu với con mắt của khoa học sinh học hiện đại:
Khi tiếp cận với lý luận Đông y ta cảm thấy rườm rà phức tạp với những thuật ngữ như: Bát cương, bát pháp, Thiên – Địa – Nhân. Âm – Dương, ngũ hành... nhưng tất cả cũng chỉ nằm trong mấy khái niệm: “Nhất nguyên, thiên nhân hợp nhất, bát cương, bát pháp...” để điều trị bệnh tật.
Trong các khái niệm trên thì “Âm Dương” là khái niệm chủ đạo: Như ta đã biết cũng như các dạng vật chất khác trong vũ trụ, con người tồn tại và phát triển trong trạng thái tương tác giữa các mặt đối lập: sáng – tối, trên – dưới, trong – ngoài, nóng – lạnh, khí – huyết.v.v.đều là thuộc tính của âm dương. Lượng đường trong máu luôn luôn ở trạng thái ổn định và nhờ sự hoạt động cân bằng của hai loại tế bào đối lập nhau trong tuyến tụy là và . Nếu rối loạn mất đi sự cân bằng đó sẽ dẫn đến mất cân bằng insulin và glucagon, từ đó cơ thể hoặc bị đái đường hoặc bị hạ đường huyết.
Xương chúng ta bảo đãm được đặc tính vừa cứng lại vừa dẽo là do sự hoạt động cân bằng của hai loại tế bào trong xương, tạo nên cốt bào và hủy cốt bào. Nếu mất đi sự cân bằng trên thì hoặc bị bệnh vôi hóa xương hoặc bị bệnh lõang xương... Nói tóm lại khi có sự cân bằng giữa các mặt trong cơ thể (quân bình âm dương) thì cơ thể sẽ đảm bảo sự cân bằng nội môi, và cân bằng giữa nội môi với ngoại môi: cơ thể được khỏe mạnh. Châm cứu bằng lý luận “bát cương, bát pháp” thông qua các phác đồ điều trị thích hợp để đưa cơ thể từ kiểu hình cũ “mất cân bằng âm dương” sang kiểu hình mới “cân bằng âm dương” – cơ thể khỏi bệnh.
Chúng ta hãy nhìn qua mấy dẩn chứng sau đây để chứng minh cho lý luận trên:
1/Bệnh nhân bị sỏi thận là người mà trong nước tiểu của họ các muối phốt – phát oxalat có khả năng kết tủa. Y học hiện đại dùng giải phẩu để lấy sỏi hoặc “bắn” bằng tia laze làm tan sỏi, nhưng do không thay đổi được kiểu hình nên sỏi lại tái phát. Đông y học không chủ trương như vậy mà cho rằng những bệnh nhân bị sỏi thận là người có kiểu hình “thận âm hư”, cơ thể “cực nhiệt”. Đông y dùng thang dược hoặc châm cứu để “bổ thận âm, tả hỏa” đưa cơ thể về trạng thái “ quân bình” một kiểu hình mới, với kiểu hình này, nước tiểu của họ muối oxalat và phốt – phát ở trạng thái hòa tan, nhờ vậy mà sỏi mới không hình thành còn sỏi củ cũng tan dần, bệnh nhân khỏi bệnh mà hiệu quả bền vững.
2/Có một thời gian dài những người tôn sùng y học Tây phương hoài nghi về kết quả điều trị bệnh nhiễm khuẩn bằng châm cứu, ngày nay khoa học không những khẳng định kết quả đó mà còn tìm ra cơ chế của quá trình điều trị đó là: CHÂM hoặc CỨU vào một số huyệt thích hợp thì hàm lượng Y glubulin (kháng thể) trong máu tăng lên, chính kháng thể này tiêu diệt vi khuẩn, cụ thể như dùng châm cứu để trị bệnh sốt rét, cảm cúm ... Hay nói cách khác châm cứu đã góp phần chuyển cơ thể từ “kiểu hình cũ” (gien đáp ứng miễn dịch đóng) sang “kiểu hình mới” (gien đáp ứng miễn dịch mở) để cơ thể tự chữa bệnh.
3/Thấp khớp là loại bệnh “tự miễn”, kháng thể và bạch cầu của bệnh nhân tự “tấn công” vào khớp của mình, y học hiện đại dùng coocticoits để trấn áp “miễn dịch”, kết quả việc điều trị chỉ tạm thời và gây nhiều phản ứng phụ như lõang xương, loét dạ dày, suy gan . . . Đông y thông qua bát pháp dùng châm cứu giúp cơ thể chuyển sang kiểu hình mới bảo đãm sự cân bằng “nội môi” và cân bằng “nội môi”với “ngoại môi”, và với kiểu hình mới này, kháng thể và bạch cầu của bệnh nhân không “đánh” vào khớp của mình nữa – bệnh nhân khỏi bệnh lâu dài.
Tóm lại thông qua lý luận đông y: bát cương, bát pháp chủ động tích cực giúp cơ thể bệnh nhân chuyển đổi từ kiểu hình cũ không có khả năng đáp ứng với tác nhân gây bệnh sang kiểu hình mới “CÓ KHẢ NĂNG” đáp ứng với tác nhân gây bệnh – bệnh nhân khỏi bệnh. Đây là mặt ưu việt của đông y nói chung và châm cứu nói riêng, vì vậy mà đông y trị được những bệnh mãn tính có kết quả,trong điều kiện đại đa số người dân còn khó khăn về tài chính thì châm cứu là phương pháp chữa bịnh rẻ tiền, mang lại hiệu quả cao,phù hợp với đa số người lao động.
Với một tinh thần yêu nghề,một tấm lòng vì người bịnh, sự học hỏi chuyên cần với những cây kim vô tri chúng ta có thể đem lại niềm vui cho đồng loại.
Lương Y toàn khoa Nam-Nữ: NGUYỄN VĂN BIÊN
Nguyên Phó Chủ Tịch Hội Đông Y Huyện Tân Thành, BR-VT