Trả lời:
Dạng dùng phổ biến nhất là “thuốc thang” (dạng sắc lỏng). “Thuốc thang” trong Y học cổ truyền được đặc trưng bởi sự hấp thu nhanh chóng của chúng, kết quả điều trị tốt và tác dụng phụ độc hại rất ít. Các thành phần trong thang thuốc có thể được thay đổi, tăng hoặc giảm hàng ngày, cho phép các bác sĩ điều chỉnh để thay đổi theo trạng thái và nhu cầu của bệnh nhân. Tính linh hoạt là một trong những lý do chính để giải thích tại sao phương pháp này vẫn đang được sử dụng sau hàng ngàn năm.
Trả lời:
Cũng giống như nấu ăn, điều quan trọng là phải thực hiện theo các bước hợp lý. Chuẩn bị không đúng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả mong muốn.
Một cái nồi bằng đất sét hoặc sành sứ có nắp đậy là tốt nhất. Tuy nhiên, bằng men hoặc thủy tinh cũng có thể được sử dụng. Sắt, nhôm và đồng nên tránh bởi vì sự tương tác hóa học có thể xảy ra và ảnh hưởng đến trạng thái tự nhiên nguyên gốc của thuốc.
Nước mát không bị ô nhiễm là tốt nhất. Có thể sử dụng rượu gạo hoặc một sự kết hợp của nước và rượu cho một số loại thang thuốc nào đó.
Thuốc thường được sắc đến khi còn một bát hoặc còn 250ml. Sau đó, lọc lấy nước trong khi phần cặn bã của thuốc đang biến dạng. Nếu thuốc bị sắc quá lửa, có mùi khê thì toàn bộ nước sắc nên được loại bỏ vì các thành phần bị hư hỏng có thể tạo ra tác dụng không mong muốn.
Một số loại thuốc phải được xử lý khác nhau do tính chất đặc biệt của chúng. Và trong đơn thuốc của bạn, các loại đó thường được đóng gói riêng biệt. Ví dụ:
Trả lời:
Đôi khi các loại thuốc cùng một nhóm có thể được sắc hai lần. Khi sắc lần thứ hai, nước được dùng ít hơn (khoảng 500ml) hoặc chỉ đủ để phủ trên bề mặt của thuốc. Hai bát nước thu được từ hai lần sẽ được trộn lẫn với nhau, dùng một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối.
Để chiết xuất được tối đa các thành phần hoạt động trong thuốc, nên lấy phần bã thuốc ra ngoài và bọc chúng lại bằng một miếng vải rồi ép cho ra nước, như vậy mới sử dụng được hết các thành phần hoạt động và không gây lãng phí.
Ví dụ, thuốc điều trị cúm là không thích hợp cho việc nấu lại một lần nữa. Điều này là do các vị thuốc của nhóm thuốc này như Bạc hà và Sa nhân có thể dễ dàng bay hơi. Nếu “nấu lần nữa” thì tốt nhất là không uống nó vì bản chất hóa học của thuốc chắc chắn đã biến đổi.
Trả lời:
Theo truyền thống, thuốc Y học cổ truyền được chia thành ba loại: loại có độc tính nặng, loại có độc tính nhẹ và loại không có độc tính.
Tuy nhiên, hầu hết thuốc Y học cổ truyền là an toàn nếu áp dụng đúng theo hội chứng và với liều lượng chính xác trong khoảng thời gian thích hợp.
Trả lời:
Các đặc điểm nổi bật nhất của Y học cổ truyền là chẩn đoán và điều trị dựa trên các Hội chứng bệnh khác nhau. Khi các hội chứng của một bệnh cụ thể được xác định rõ, các loại thuốc thích hợp sẽ được kê đơn. Ví dụ, trong điều trị chứng sa dạ dày, loại thuốc có tính chất thăng (đưa lên) sẽ được sử dụng và tránh các loại thuốc có tác dụng đưa xuống.
Nếu cơ địa của bệnh nhân và tính chất của bệnh chưa được hiểu rõ ràng mà thuốc được dùng một cách ngẫu nhiên thì bệnh có thể nặng thêm hoặc có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Một số loại thuốc Y học cổ truyền vô cùng mạnh và chứa các thành phần độc hại. Nếu liều lượng không phù hợp hoặc dùng không đúng cách, nó có thể dẫn đến ngộ độc và thậm chí tử vong.
Tốt nhất là luôn luôn làm theo lời khuyên của bác sĩ. Nếu xảy ra ngộ độc thì nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt
Trả lời:
Khi chọn một loại biệt dược, điều quan trọng là thuốc được lựa chọn phù hợp với nhu cầu sức khỏe cụ thể của bạn, vì vậy bạn nên đọc nhãn hiệu một cách cẩn thận. Ngoài ra, dù các loại thuốc khác nhau mà có chứa cùng các thành phần, thì bạn nên mua một sản phẩm được sản xuất bởi một nhà sản xuất có uy tín. Khi bào chế các sản phẩm thảo dược dựa trên các kỹ năng đặc biệt, một sự khác biệt trong sản xuất có thể có sự khác biệt trong tác dụng. Cách tốt nhất là tham khảo hoặc tìm lời khuyên từ các chuyên gia y tế hoặc các nhà sản xuất thuốc trước khi uống thuốc.
Trả lời:
Cả bác sĩ Y học cổ truyền và bác sĩ Tây y đều nghĩ rằng thuốc Tây và thuốc Y học cổ truyền không nên dùng cùng một lúc. Lý do là một số yếu tố hóa học trong thuốc Y học cổ truyền có thể phản ứng với các loại thuốc Tây. Việc sử dụng hai loại với nhau cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của cả hai loại thuốc và tương tác của chúng có thể tạo ra các tác dụng độc hại có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Thông thường nên uống cách nhau khoảng 4 giờ khi dùng các loại thuốc khác nhau. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào.
Trả lời:
Bác sĩ thường sẽ xem xét liều lượng khuyến cáo được liệt kê trong dược điển (từ điển về thuốc) trong suốt quá trình tham khảo. Tuy nhiên, do sự thay đổi chất lượng của các loại thảo dược cũng như điều kiện cá nhân của một người, các bác sĩ có xu hướng thay đổi đôi chút so với liều đã được khuyến cáo.
Bài viết được dịch và biên soạn bởi bác sĩ Nguyễn Thị Hương Lam, từ nguồn: