Thứ Tư,
ngày 23/01/2025
Khách đã ghé thăm: 20667
Hiện có  1 khách online.

Huyệt đạo và phương pháp bấm huyệt

Sưu tầm

Mình sưu tầm được một số bài viết khá hay và nghĩ là nên chia sẻ cùng các bạn.Trong bài này,mình tập hợp một số kiến thức nói về mối liên hệ giữa các bộ phận trên cơ thể thông qua huyệt đạo,đồng thời đưa ra phương pháp bấm huyệt để trị một số bệnh thường gặp như đau lưng,đau đầu,chống lão hoá.

Mục lục của bài

1 .Biểu hiện âm dương của cơ thể với bàn tay,chân

2 .Bàn tay tương ứng với phân đoạn cơ thể

3 .Chuẩn bị thực hành Ấn huyệt

4 .Chữa Đau Lưng

5 .chữa vẹo cổ và đau vai

6 .Tự ấn huyệt chống lão hóa

7 .Chữa đâu đầu

Phần đầu tiên,mình chia sẻ kiến thức về biểu hiện âm dương của cơ thể với bàn tay,chân

I.BIỂU HIỆN ÂM DƯƠNG CỦA CƠ THỂ VỚI BÀN TAY, CHÂN

          ÂM                                    DƯƠNG

Lòng bàn tay, bàn chân tương ứng với mặt trước của cơ thể: Âm

Mu bàn tay, bàn chân tương ứng với mặt sau của cơ thể: Dương.

Vỗ huyệt ở lòng bàn tay và bàn chân có tác dụng kích thích các vùng tương ứng mặt trước và sau cơ thể.

DƯƠNG                                         ÂM

BIỂU HIỆN HAI KINH NHÂM ĐỐC MẠCH TRÊN BÀN TAY

Nhâm mạch

.

.

.

.

Đốc mạch

BIỂU HIỆN HAI KINH NHÂM ĐỐC MẠCH TRÊN BÀN CHÂN

                                                                               

                                                                               Nhâm mạ ch

                                                                                

                                                                             Đốc mạch

II. Bàn tay tương ứng với phân đoạn cơ thể

(CXH.VN) Những điểm phản ứng trên bàn tay, bàn chân tương ứng với sự phân đọan trên cơ thể, cho ta thấy; nếu như đối với những trường hợp có dấu hiệu cứng khớp các ngón tay và ngón chân vào buổi sáng (thức dậy họat động một lúc thì khỏi)…đó là một trong những dấu hiệu của chứng Viêm đa khớp dạng thấp, chỉ cần bạn chuyên cần xoa bóp thường xuyên các đốt ngón tay, ngón chân sẽ giúp phòng ngừa cũng như làm giảm bớt chứng đau nhức các khớp của người có tuổi.

NGÓN CÁI TƯƠNG ỨNG VỚI ĐẦU MẶT
Ngón tay, ngón chân cái có những điểm phản ứng tương ứng với Tuyến Yên, Tuyến Tùng. Xoa bấm ở ngón chân, tay cái đều tác động đến 2 tuyến nội tiết này. Ngón tay, ngón chân cái tương ứng với: cột sống cổ, gáy, nảo, đầu, cổ, trán, mặt, mắt, răng, mũi, môi miệng, cổ họng.

Tuyến Yên:
Có vai trò như một nhạc trưởng chỉ huy tòan ban nhạc của các tuyến nội tiết trên cơ thể, nó là một phần quan trọng của sự sống.
Tuyến Yên lành lặn, điều hòa: người tự tin, cởi mở, yêu đời, thể hiện một sức sống mãnh liệt.
Tuyến yên trục trặc, không điều hòa: tinh thần suy sụp, thường xuyên đau đầu, suy nhược thần kinh, bi quan, mất ngủ….
Đối với người mắc bệnh có thễ thay đổi: từ một người đẹp thành xấu vì lưỡi và môi bị dày lên, mũi bạnh ra đến độ dị dạng. Tính tình từ nhanh nhẹn trở thành chập chạp, chăm chỉ thành lười biếng…

Tuyến Tùng:
Có vai trò như một nhà tổ chức, chăm lo duy trì sự phát triển hài hòa của các tuyến nội tiết, với các nhà yoga thì nó tượng trưng của con mắt thứ 3.
Khi tuyến tùng họat động mất cân bằng thì các tuyến nội tiết khác cũng bị rối lọan theo, khiến cho các bộ phận khác trong cơ thê phát triển nhanh hoặc chậm hơn. Tóm lại tuyến tùng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển cân đối của cơ thể chúng ta.

III. Chuẩn bị thực hành Ấn huyệt
Bạn có thể thực hiện trên giường hay trên một bàn xoa bóp, tốt nhất là nằm trên bộ ván. Tư thế này sẽ giúp ta tự do xoay trở trong lúc tác động lên đầu, chân hay tay của đối tượng. Kê đầu cao khoảng 5 phân.
Điều quan trọng là giữ tay duỗi thẳng ra khi đè mạnh trên người bệnh. Trọng lượng của sức mạnh nên tập trung ở các đầu ngón tay, trên lưng và vai để tốt cho việc tiếp xúc đè trực tiếp lên các điểm huyệt trên cơ thể, càng tập trung càng tốt. Thế đứng cũng phải được chọn cho thích hợp.

Ví dụ: Khi nhấn trên cột sống, phải choàng lên trên đối tượng, cánh tay càng thẳng góc với cột sống càng tốt. Nếu động tác này khó thực hiện, ta phải quỳ gối cạnh bệnh nhân và nghiêng người trên vùng bạn cần tập trung sức để ấn (hình 9).

Trường hợp phải ấn huyệt trên đầu, tay hay chân, tốt hơn nên quỳ nhưng giữ thẳng cánh tay, dùng trọng lượng và sự quân bình của vai hay phần trên của lưng (hình 10)
Dưới đây là các hình thức căn bản giúp thực hành việc xoa bóp, ấn huyệt………

1. ẤN HUYỆT BẰNG NGÓN TAY CÁI
Được áp dụng nhiều nhất – đè trực tiếp bằng đầu thịt của ngón tay cái. Tưởng tượng là điểm tiếp xúc nằm ở phần giữa đốt đầu của ngón tay cái. Đừng lấy làm lạ nếu bạn cảm thấy hơi đau ở đầu ngón tay cái sau lần đầu làm thử. Cần luyện tập nhiều và sự thích nghi sẽ đến nhanh hơn.

2. ẤN HUYỆT BẰNG 2 NGÓN TAY CÁI CHỤM VÀO NHAU
Để có một lực đè trên một diện tích rộng hơn, ví dụ: cạnh cột sống, ta phải dùng cả 2 ngón tay cái. Gập 2 đầu ngón thành một góc 45O. Ta áp dụng phương cách này để ấn những huyệt trên đầu, lưng, cánh tay, hai bên ống chân và bẹn.

3. ẤN HUYỆT BẰNG LÒNG BÀN TAY
Sử dụng lòng bàn tay để ấn lên các huyệt ở khu vực lưng dưới, ngực và bụng. Sức ép cần tập trung giữa bàn tay và các ngón tay cũng như lòng bàn tay tiếp xúc trực tiếp với đối tượng.

4. TỰ ẤN HUYỆT
Để có kết quả tuyệt đối, điều cần thiết là nên chọn thế ngồi cho thích hợp, trên mặt ghế hay trên mặt đất. Để tay sao cho có thể chạm đến chân và ngón chân một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nên lưu ý đến cùi chỏ nằm trên cùng một mặt bằng của hướng đè mà bạn đang thực hiện bởi phần cánh tay trước. Khi ấn các huyệt ở phần trên của trán hay thái dương, cùi chỏ của bạn phải hướng ra phía ngoài.
Trong việc tự bấm huyệt, người ta thường dùng một ngón tay cái, hay 2 ngón chụm lại: phương pháp được dùng nhiều nhất là 2 hay 3 ngón phối hợp, chập lại.

5. ẤN HUYỆT BẰNG CÁC NGÓN TAY CHỤM LẠI
Chập 2 hay 3 ngón tay cho mỗi lần là thực hiện một cách dễ dàng nhất khi tự mình ấn huyệt. Nó giúp bạn có thể thực hiện được trên lưng, trên vai. Nó cũng giúp làm tăng diện tích xoa bóp. Các ngón tay phải co lại và sự tiếp xúc thể hiện trên cả đốt đầu của ngón tay chứ không phải chỉ ở đầu ngón.
Bằng việc tác động lên huyệt của bệnh nhân, bạn sẽ nhanh chóng khám phá ra cần phải làm thế nào để có thể thực hiện một cách hữu hiệu. Khi thực hiện đúng, khí huyết trong cơ thể người bệnh sẽ được khai thông, dễ chịu.

IV.Chữa Đau Lưng

Dưới đốt sống
Đối tượng nằm sắp trên một chiếc mền xếp lại dưới đất đầu kê trên 2 bàn tay với chiếc khăn lông gấp lại. Đứng trên lưng đối tượng để có thể tiếp xúc dễ dàng với phần dưới của sống lưng (hình 257). Di chuyển ngón cái của bạn trên cột sống mà khi chạm vào bạn sẽ cảm thấy có những chỗ lõm giữa các đốt. Chính trong các lõm này bạn sẽ ấn các ngón cái trái, phải luân phiên nhau, bắt đầu trên lưng, kết thúc dưới đốt sống thắt lưng. Bạn ấn thẳng tay, sức nặng của cơ thể tập trung trên các ngón cái để truyền xuống đối tượng.

1.Ấn ngón cái phải ở giữa lưng. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ.
2.Đặt ngón cái trái trên lỗ khuyết tiếp theo của cột sống (hình 258). Ấn vừa lại. Nghỉ.


3.Tiếp tục ấn dọc theo cột sống cho đến xương cụt, luân chuyển các ngón cái. Ấn vừa trên mỗi điểm.
4.Lặp lại các tiến trình trên 2 lần nữa.

Hai bên cột sống thắt lưng
Không thay đổi vị thế, đặt hai ngón cái hai bên cột sống, cách cột sống thắt lưng khoảng 4 ngón tay (3 thốn).

1.Ấn vừa với 2 ngón cái phía bên phải cột sống.3 giây. Nghỉ.
2.Hạ thấp 2 ngón cái cách khoảng 2 ngón tay (1 thốn rưởi) trên đường bên phải dọc theo hai bên cột sống (hình 259 – 260). Ấn lại. Nghỉ.

 
3.Tiếp tục hạ thấp dọc theo cột sống cách khoảng 2 ngón tay. Trên mỗi điểm, ấn vừa, 3 giây. Nghỉ một chút rồi tiếp tục đến 1 điểm nằm giữa mông.
4.Lặp lại 2 lần nữa động tác trên .
5.Sang phía trái đối tượng. Để đầu ngón cái trái trên móng ngón cái phải. Đặt chúng trên một điểm ở lưng nằm phía trên của đường gân cơ bắp chạy song song với sống lưng. Ấn mạnh (9kg). 3 giây. Nghỉ.
6.Ấn lại ít nhất 2 lần. Thường điểm này rất căng do vậyphải ấn đi ấn lại đến khi cơ bắp mềm nhũn ra.
7.Ngồi trên lưng đối tượng và đặt hai ngón cái trên hai điểm hai bên cột sống thắt lưng, cách cột sống thắt lưng, 4 ngón tay (3 thốn). Ấn mạnh (9 kg) , 3 giây. (hình 261).

Bụng
Đối tượng nằm ngửa. Bạn quỳ cạnh vùng thân dưới bên phải của đối tượng, làm thế nào để có thể ấn được vùng nằm giữa phần dưới lồng ngực và phần trên của bắp đùi (hình 262) với các điểm ở bụng chạy dọc theo 3 đường (hình 263).

1.Đặt 2 ngón cái cạnh nhau dưới lồng ngực, trên đường số 1, điểm số 1. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ.
2.Hạ xuống 2 ngón tay trên đường nằm giữa và ấn vừa lại. Nghỉ.
3.Tiếp tục hạ xuống dọc theo đường nằm giữa, cách khoảng 2 ngón tay giữa các điểm đến xương mu.
4.Đặt 2 ngón cái dưới lồng ngực theo 2 đường số 2. Ấn vừa (7kg). 3 giây đồng thời ở cạnh trái và phải. Nghỉ.
5.Các ngón cái hạ thấp khoảng 2 ngón tay. Ấn vừa lại. Nghỉ.
6.Khi đến các điểm nằm giữa thân và bẹn. Ấn vừa. 3 giây.

Quỳ cạnh đối tượng. Để bàn tay trên bụng. Ấn với 2 lòng bàn tay, đồng thời kéo xuống đến lúc bao trùm cả bề mặt của bụng, xoa nhẹ. Nhấn mạnh trên các vùng mà bạn thấy cơ bắp gồng lên và tiếp tục xoa đến lúc các bắp thịt mềm trở lại.

BÀI TẬP KẾT THÚC
Đối tượng duỗi thẳng cánh tay sau đầu. Bạn nắm 2 bàn tay của đối tượng và nhẹ nhàng kéo các cánh tay về phía bạn. Đối tượng cần hít vào cho đầy phổi bằng cách duỗi thẳng chân và ngón chân. Sau một lúc, bạn buông tay ra, trong khi đối tượng từ từ thở ra bằng miệng vàđể toàn cơ thể thư giãn. Lập lại trong 6 lần.


 

V.  chữa vẹo cổ và đau vai

Đỉnh đầu và giữa vai
Đối tượng nằm sắp. Quỳ gối sau đầu, xích lại gần để có thể chạm phần cao của vai (hình 240). Điểm 1 nằm trên chỏm sọ. 2 điểm tiếp theo nằmphần trên của vai (hình 241).

1.Đặt 2 ngón cái trên điểm nằm trên đỉnh chỏm sọ. Ấn mạnh (9kg). 3 giây. Nghỉ.
2.Duỗi tay trái và đè 2 ngón cái trên vai phải. Điểm trên vai nằm cách 3 hay 4 ngón tay phía dưới ót, cạnh xương nhô lên phía cao nhất của vai và hơi lùi về phía sau. Đặt ngón cái phải trên móng ngón cái trái và ấn mạnh (9kg). 3 giây. Ấn lại.

3.Di chuyển nhẹ, đối diện với vai trái của đối tượng. Đặt ngón cái phải trên điểm tương ứng của vai và ngón cái trái trên móng ngón cái phải. Ấn mạnh. 3 giây. Nghỉ. Ấn lại.

Cổ gáy
Đặt các ngón cái cạnh nhau trên phần cao nhất của gáy, trên lỗ khuyết tiếp theo đáy sọ (hình 242 – 243).

1.Ấn mạnh. 3 giây. Nghỉ.
2.Chuyển 2 ngón cái về phía phải cách 2 ngón tay ngay trên bờ hộp sọ. Ấn mạnh lại (9kg).
3.Chuyển các ngón cái về bên phải cách khoảng 2 ngón tay và dưới sọ. Ấn mạnh lại.
4.Chuyển sang trái, cách giữa chỏm sọ độ 2 ngón tay. Ấn mạnh bằng 2 ngón cái (9kg). Nghỉ.
5.Sang trái của điểm chót lần nữa với 2 ngón cái dưới xương sọ và ấn lại như trên.

Cơ bắp cổ Gáy
Tách 2 tay ra và để các ngón cái trên phần cao nhất của cơ bắp, điểm trọng yếu nhất củagáy (hình 244). Ngón cái phải trên điểm cao nhất của cơ bắp phải, ngay dưới xương sọ và ngón cái trái trên phần cao của cơ bắp trái trên điểm tương ứng.

.

Lưng trên
Bạn ấn ngón cái trái bên phía vai phải ngay trên điểm nhô lên nằm ở chân gáy. Đặt ngón cái phải cách 2 ngón tay, bên phải của cùng đốt sống (hình 245).

1.Ấn vừa (7kg) bằng 2 ngón cái trong 3 giây. Nghỉ.
2.Hạ thấp theo đường thẳng cách 2 ngón tay dọc đốt sống lưng. Ấn vừa lại với 2 ngón cái. Nghỉ.
3.Tiếp tục hạ thấp trên phía phải đốt sống với khoảng cách 2 ngón tay đến phần giữa bả vai.
4.Trở lên phần cao nhất của đốt sống, 2 ngón cái cách các đường số 1, khoảng 2 ngón tay
Lặp lại tiến trình trên

Bả vai và các khớp
Điểm trên bả vai nằm ngay dưới cạnh phần trên của bả vai, trong góc gần nhất của đốt sống (điểm số 1). Điểm khớp nối nằm ở góc của vai và xương trên của cánh tay (điểm số 2). Ấn các điểm ở bên phải trước khi sang trái (hình 246).

Cổ
Tiến trình này cũng như các động tác tiếp theo tác động vùng cổ và vai. Thực hiện các động tác trên phía phải rồi chuyển sang trái của đối tượng để lập lại các động tác tương tự bên phía trái.

Đối tượng phải xoay lại và nằm ngửa trên lưng. Bạn quỳ bên trái nửa thân trên của đối tượng. Bạn có thể chạm cổ của đối tượng mà không cần duỗi thẳng cánh tay. Cần bao quát hoàn toàn vùng cổ, từ dưới hàm xuống đến chân cổ. Sử dụng ngón trỏ, giữa của cả 2 bàn tay luân phiên bên phải rồi bên trái.

Nách và vai
Điểm 1 trong động tác này là lỗ khuyết ở nách (hình 248). Sau đó là 3 điểm theo đường chéo góc, hạ xuống từ phía vai trước (hình 249 – điểm 2, 3, 4). Cuối cùng là 3 điểm khác hạ xuống từ góc trên của vai ở mặt ngoài phần trên cánh tay (hình 250 – 251).

1.Bàn tay trái của bạn nắm góc vai trái của đối tượng, và đặt ngón cái phải ở điểm lõm nhất của nách (điểm số1). Ấn mạnh (9kg). 2 giây. Nghỉ một chút rồi ấn mạnh lại.
2.Giữ vững vai phải đối tượng và đặt ngón tay giữa trên móng tay trỏ phải trong điểm khuyết dưới khớp nối (điểm số 2). Ấn mạnh (9kg). 2 giây. Nghỉ.
3.Đưa các ngón tay cách điểm số 3 khoảng 2 ngón tay trên đường chéo góc và hướng về phía nách của đối tượng và ấn mạnh lại. Nghỉ.
4.Đặt các ngón tay cái cạnh nhau trên bờ ngoài của vai. Các bàn tay bao lấy cánh tay, các ngón tay luồng dưới nách. Ấn mạnh (9kg) điểm số 4. 2 giây. Nghỉ và ấn mạnh lại.

5.Các ngón cái của bạn hạ thấp đến phần trên cánh tay cách điểm 4 độ 2 ngón tay (hình 250). Ấn mạnh trên điểm số 5 (9kg). Nghỉ. Ấn mạnh lại.
6.Hạ xuống 2 ngón tay nữa trên cánh tay và ấn điểm 6 (hình 251). Nghỉ và ấn mạnh lại.


7.Điểm 7 cách điểm 6 khoảng 2 ngón tay nữa . Ấn mạnh.

Di chuyển đến cạnh tay trái của thân trên của đối tượng. Lập lại tiến trình ở cổ, nách và cánh tay trên các điểm tương ứng ở bên trái.

BÀI TẬP KẾT THÚC
Đối tượng duỗi thẳng cánh tay sau đầu, bạn nắm bàn tay để nhẹ nhàng kéo thẳng cánh tay tối đa (hình 252). Cùng lúc, đối tượng hít vào bằng mũi cho thật đầy phổi đồng thời duỗi thẳng chân và các ngón chân. Ta kéo một lúc rồi thả ra trong lúc đối tượng thở ra nhẹ nhàng bằng miệng. Cơ thể hoàn toàn thư giãn. Lặp lại ít nhất 6 lần bài tập này.

VI.   Tự ấn huyệt chống lão hóa

Có thể thực hiện trong tư thế ngồi, trên một cái ghế hay dưới đất. Ngồi trên ghế sẽ thoải mái hơn vì 2 chân được thư giãn.

LƯNG DƯỚI
Hai cánh tay choàng ra phía sau và đặt 2 ngón cái tay cách cột sống nơi thắt lưng một khoảngcách bằng 2 ngón tayrồi di chuyển lên phía trên càng cao càng tốt nhưng vẫn duy trì đủ sức mạnh để ấn tối đa (9kg) (hình 17).
1.Ấn mạnh(9kg) trong 3 giây trên cả 2 điểm nơi thắt lưng, cách cột sống 2 ngón tay (1,5 thốn). Nghỉ.
2.Ấn ngón tay cái kéo dần lên phía trên, cách cột sống 4 ngón (3 thốn). Lực ấn như trên (9kg). Nghỉ.
3.Đặt ngón tay cái trở lại điểm xuất phát, ấn mạnh, rồi kéo dần lên phía trên, ấn mạnh . Làm như vậy thêm một lần nữa, nghỉ.

BỤNG TRÊN
Phần trên của bụng gồm 6 điểm tạo thành 1 chữ thập ảo. Bốn điểm đầu nằm thẳng hàng

trên mạch Nhâm, đường thẳng đứng tạo đường phân đôi giữa dạ dày. Hai điểm sau là giao điểm giữa cạnh sườn với hai trục thẳng hạ từ hai đầu vú (hình 18 – hình 19).
1.Chụm ngón trỏ, giữa và áp út của 2 bàn tay đặt trên điểm 1, nghĩa là giữa lồng ngực. Ấn vừa khoảng (7kg) trong 3 giây. Nghỉ (hình 18)
2.Hạ xuống 3 ngón tay (2 thốn). Lặp lại việc ấn. 3 giây. Nghỉ.
3.Hạ thêm 3 ngón tay nữa. Ấn. Nghỉ.
4.Hạ thêm 3 ngón tay ngay trên rốn. Ấn. 3 giây. Nghỉ.
5.Tách 2 bàn tay ra và ấn trên cả 2 điểm nằm cạnh sườn ngay dưới 2 đầu vú, dùng 3 ngón tay chập lại. Ấn vừa. 3 giây.

GÓT CHÂN

Đặt bàn chân phải xuống đất. Cúi mình về phía trước. Đặt ngón tay cái phải trên phần ngoài của gót chân nằm phía hõm sâu của gót chân và xương mắt cá (hình 21). Đặt ngón tay cái trái trên điểm tương ứng với mặt trong của mắt cá, các ngón tay còn lại ôm mặt trước của cổ chân (hình20).

1.Ấn vừa khoảng (7kg) bằng 2 ngón tay cái ở điểm giữa hai bên gân gót và mắt cá chân. 3 giây. Nghỉ.
2.Di chuyển ngón cái xuống dưới dọc theo bàn chân. Ấn như trên với 2 ngón cái trong lỗ khuyết giữa mắt cá và lòng bàn chân (hình 21).Nghỉ.
3.Hạ thấp nữa vòng theo mắt cá và ấn vừa .
4.Cùng thực hiện tiến trình trên cho mắt cá bên trái.

LÒNG BÀN CHÂN
Đặt chân phải trên đầu gối trái, làm thế nào để 2 tay có thể chạm gan bàn chân và các ngón tay cái đè được lên đầu bàn chân (hình 22). Ba điểm đầu tiên phải ấn nằm trên đường thẳng dọc chính giữa bàn chân từ gót đến các ngón chân (hình 23). Điểm cuối cùng nằm ở chỗ lõm của gan bàn chân khi co các ngón chân lại .

1.Nắm bàn chân phải bằng 2 bàn tay, và đặt hai đầu ngón tay cái cạnh nhau trên phần giữa chỗ phình ra của gót chân, điểm số 1. Ấn mạnh (9kg). 3 giây. Nghỉ.
2.Kéo ngón cái đến phần hẹp nhất (hình 23) của gan bàn chân, điểm số 2. Ấn như trên. Nghỉ.
3.Đến điểm số 3, nằm ở chỗ lõm của gan bàn chân khi co các ngón chân lại. Ấn như trên. Nghỉ
4.Đặt hai ngón tay cái trên điểm thứ 4. Ấn mạnh. 3 giây.
5.Lặp lại tất cả tiến trình trên bàn chân trái sau khi đặt nó trên đầu gối phải.

TRÁN
Trong lúc ấn các huyệt này, đầu các ngón tay di chuyển từ giữa trán ra phía màng tang (thái dương)-(hình 24 – hình 25).

1.Ấn hai huyệt vùng thái dương bằng hai đầu ngón tay cái, hai ngón tay trỏ đặt dưới chân tóc đường chính giữa hai đầu chân mày, hai ngón giữa nằm giữa trán còn hai ngón áp út nằm ngay trên chân mày.
2.Ấn vừa phải (7kg) 3 ngón tay của hai bàn tay thể hiện cùng một nhịp điệu. Lập lại 3 lần tiến trình này.
3.Di chuyển các ngón tay trên đường chính giữa hai đầu chân mày (đường số 1) đến điểm giữa của mỗi chân mày (đường số 2). Ấn vừa đồng thời cả 2 tay. 3 giây. Nghỉ. Bắt đầu lại thêm 2 lần nữa.
4.Di chuyển các ngón tay về phía mí tóc thái dương(đường số 3). Ấn vừa tất cả ngón tay mỗi lần trong 3 giây. Nghỉ. Lập lại 3 lần.

MẮT
Dùng các ngón trỏ, giữa và áp út của cả 2 tay – bàn tay trái cho mắt trái và bàn tay phải cho mắt phải (hình 26) ấn các điểm bao quanh mắt, nằm ở mặt sau của bờ hố mắt (hình 27). Thực hiện đồng thời cả 2 mắt. Nếu mang kính sát tròng, nên tháo ra trước khi bắt đầu.

1.Đặt các đầu ngón tay dọc theo bờ trên của ổ mắt, ngón áp út càng gần mũi càng tốt. Các ngón tay vuốt nhe, mí mắt nhắm lại, ấn nhẹ (độ 4kg) trên sống của bờ trên hố mắt.
2.Xê dịch các ngón tay xuống một chút, đầu các ngón tay đặt trên mí mắt nhắm. 3 giây ấn thật nhẹ (1 đến 1kg5). Nghỉ.
3.Co nhẹ các ngón tay, ấn lên mặt sau bờ dưới hố mắt. Ấn vừa khoảng (4kg5). 3 giây.

MŨI
Đặt đầu ngón giữa chồng lên trên móng ngón tay trỏ (hình 28). Ấn cùng một lúc trên ba điểm tương ứng bằng ngón trỏ, ngón áp út và ngón út trên 2 cạnh của mũi (hình 29).

1.Đặt các ngón tay của bàn tay phải trên mũi phải, điểm từ đầu mắt xuống, phía dưới rãnh nước mắt. Cùng tư thế, bên mũi trái cho các ngón tay của bàn tay trái. Ấn vừa phải (7kg) 3 giây. Nghỉ.
2.Chuyển các ngón tay đến điểm cao của cánh mũi, trên điểm cao nhất của cánh mũi. Ấn vừa phải (7kg) 3 giây. Nghỉ.
3.Đưa các ngón tay dọc theo mũi đến cạnh dưới lỗ mũi. Cùng động tác, ấn vừa phải. 3 giây.

GÒ MÁ
Đặt ngón tay giữa lên trên móng tay trỏ. Mỗi gò má có 4 điểm (hình 30). Thực hiện cùngmột lúc ấn lên trên các điểm tương ứng ở hai bên gò má.
1.Điểm đầu tiên: nằm liền phía dưới giữa bờ trong đồng tử, cách 1 ngón tay dưới hố mắt (giao điểm của đường dọc bờ trong đồng tử với đường ngang điểm cao nhất của cánh mũi). Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ.
2.Điểm thứ hai:độ 2 ngón tay cách bờ của mặt tại các điểm nhô ra nhiều nhất của gò má và nằm ngay dưới đầu ngoài của đuôi mắt. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ.
3.Điểm thứ ba, thứ tư: nằm ngay dưới các điểm khởi đầu, giống như trên một đường thẳng đi ra từ cánh mũi. Ấn vừa. 3 giây. Nghỉ.

MIỆNG VÀ DƯỚI CẰM
Ghi nhận 4 điểm gần miệng (hình 31) và 1 điểm dưới cằm (nền miệng)(hình 32). Sử dụng, ngón cái cho điểm 1, hai ngón trỏ cho điểm 2,3 ngón trỏ cho điểm 4 cùng lúc với ngón cái cho điểm 5.

1.Đặt ngón cái ở giao điểm 1/3 từ môi trên, và 2/3 từ dưới mũitrên đường dọc giữa mũi và môi trên (huyệt Nhân Trung). Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ.
2.Ấn hai ngón tay trỏ cách khoé miệng 1 lóng tay (huyệt Địa Thương). Ấn vừa. 3 giây. Nghỉ.
3.Ấn ngón trỏ vào điểm 4 cách môi dưới một ngón tay (huyệt Thừa Tương) và ấn điểmdưới cằm (huyệt Liêm Tuyền) bằng ngón tay cái. Ấn cùng một lúc hai huyệt, ấn vừa phải. 3 giây.

CỔ VÀ HỌNG
Khi tác động các điểm ở vùng cổ, dùng ngón trỏ và giữa của 2 bàn tay, tay trái phía trái của cổ và tay phải cho phía phải (hình 33). Nguyên tắc cần nhớ: khi ấn huyệt ở vùng cổ cần ấn nhẹ nhàng, vừa phải thực hiện cùng một lúc cả hai tay khi ấn trên các điểm tương ứng ở cả hai bên (hình 34):

1.Đặt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải dưới cằm ở ngay đầu trên cạnh phải của khí quản. Tương tự như thế, đặt bàn tay trái lên vùng cổ ở cạnh trái của khí quản. Ấn nhẹ (4kg5) 2 giây trên cơ bắp. Không ấn trên ống khí quản. Nghỉ.
2.Nhẹ nhàng ấn xuống phía dưới cổ với cùng một nhịp độ. Hai giây cho mỗi điểm.
3.Đưa tay lên phía trên cổ và ấn lại. Đi theo các huyệt nằm trên hai cơ bắp chính của cổ (cơ ức đòn chũm).
4.Chỉ có một điểm ở nền cổ giữa các xương đòn. Uốn cong ngón tay cái và đặt đầu ngón tay lên điểm giữa của bờ trên. Ấn về phía dưới, không ấn trên vùng cổ họng. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ. Làm lại 2 lần.

THÁI DƯƠNG (MÀNG TANG)
Bắt chéo các ngón tay, tỳ đầu ngón giữa trên móng củangón tay trỏ.
1.Chạm vào chỗ lõm của thái dương. Hai bàn tay ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ.
2.Lặp lại tiến trình như trên.
3.Nghỉ chốc lát. Đặt lưng trên ghế. Hít vào bằng mũi, cho đầy phổi. Nín thở 3 giây rồi thở ra từ từ bằng miệng. Lặp lại hơi thở sâu ít nhất 6 lần.

VII. Chữa đâu đầu

Đỉnh đầu
Đối tượng nằm ngửa trên một chiếc mền xếp lại cho êm. Bạn quỳ gối sau đầu của đối tượng, gần đủ để có thể chạm đỉnh đầu mà không phải duỗi thẳng cánh tay (hình 212).

1.Đặt 2 ngón cái cạnh nhau trên điểm số 1. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ.
2.Cách điểm 1 về phía sau 2 ngón tay, ấn vừa (7kg) các điểm 2,3,4,5. 3 giây. Nghỉ.
3.Đặt 2 ngón tay cái vào 2 điểm số 1 trên cácđường số 2. Ấn vừa (hình 214) . 3 giây. Nghỉ.
4.Cách 2 ngón tay về phía sau, ấn vừa bằng2 ngón cái cùng lúc trên các điểm 2, 3, 4, 5. 3 giây. Nghỉ.
5.Trở lại ở chân tóc và kéo các ngón cái 2 ngón tay về cạnh đầu. Ấn vừa (7kg) trên các đường số 3 cách đường số 2 khoảng 2 ngón tay đến khi một lần nữa đến chỏm sọ. 3 giây trên mỗi điểm.

Phần trên của vai
Đối tượng nằm sắp. Bạn quỳ gối sau đầu, duỗi cánh tay trái và đặt ngón cái trái trên vai phải (hình 215). Điểm trên vai nằm cách 3 hay 4 ngón tay dưới ót, cạnh bờ xương nhô lên phía sau vai (hình 216).

1.Đặt đầu ngón trỏ trên móng tay cái. Ấn mạnh (9kg). 3 giây. Nghỉ.
2.Ấn lại 2 lần. 3 giây mỗi lần.
3.Đổi sang vai trái của đối tượng. Thay đổi vị trí các ngón cái bằng cách đặt đầu ngón cái trái trên móng ngón cái phải. Lặp lại tiến trình nêu trên ở vai phải.

Cổ gáy
Để tác động hữu hiệu trên phần đầu cổ này cần phải đổi tư thế. Bạn đứng và choàng 2 chân phía dưới bẹn (hình 217), cúi hẳn trên nửa thân trên (Nếu cảm thấy mệt, hãy quỳ gối, sức nặng tựa trên các ống chân).

1.Đặt ngón cái phải trên lõm dưới sọ, ở phần trên và giữa ót. Ngón cái tráitrên móng cái phải (hình 218). Ấn mạnh (9kg). 3 giây. Nghỉ.
2.Ấn mạnh lại 2 lần nữa. 3 giây mỗi lần.
3.Bạn đặt ngón cái trái cách điểm 1 ba ngón tay men theo bờ dưới của sọ. Cùng khoảng cách bên phải cho ngón cái phải. Ấn mạnh (9kg). 3 giây với mỗi ngón cái. Nghỉ.
4.Ấn lại 2 lần. 3 giây mỗi lần.
5.Đặt các ngón cái ra xa cách điểm số 2 khoảng 3 ngón tay trên nền sọ và ấn mạnh bằng 2 ngón cái. 3 giây. Nghỉ.
6.Ấn lại 2 lần nữa.

Cơ bắp cổ
Ở tư thế ngồi trên lưng đối tượng, đặt ngón cái trái trên phần cao nhất của cơ bắp lớn của gáy, rồi chuyển dần xuống vai (hình 219). 2 ngón cái ấn trên phần cao của cơ bắp 2 bên, từ đáy sọ đến bả vai.

1.Ấn mạnh (9kg) trên từng điểm. 3 giây. Nghỉ.
2.Hạ thấp 2 ngón tay dọc theo cơ bắp. Ấn mạnh (9kg). 3 giây. Các ngón cái đè chặt trên các cơ bắp. Nghỉ.
3.Tiếp tục dọc cơ bắp phải và trái, mỗi lần để cách khoảng 2 ngón tay. Ấn mạnh (9kg) đến điểm chót phần dưới cơ bắp trên bả vai.

Mắt cá
Đổi vị thế để tác động trên mắt cá. Quỳ gần đầu gối phải của đối tượng và quay về phía mắt cá. Đặt ngón cái trái bên ngoài mắt cá, giữa xương và gót chân, nơi có một lỗ khuyết (hình 220). Ngón cái phải đè trên điểm tương ứng mắt cá trong. Các ngón tay khác ôm lấy mắt cá (hình 221).
Sang phía trái đối tượng và lập lại tiến trình, trên mắt cá trái.

Lòng bàn chân
Ngồi trước bàn chân phải của đối tượng. Bốn điểm phải bấm trên lòng bàn chân. Ba điểm đầu nằm dọc đường phân đôi bàn chân 1, 2, 3. Điểm 4 ở cuối vòm gan bàn chân, nơi khuyết sâu nhất và hơi về trước điểm 1 (hình 223).

Khi đã hoàn tất, đối tượng nằm ngửa. Đây là vị thế cho các bài tập kết thúc việc bấm huyệt nhằm chống lại chứng đau đầu.

Cổ
Quỳ bên phải gần nửa thân trên của đối tượng. Bạn có thể dễ dàng tác động trên cổ của đối tượng mà không cần duỗi thẳng tay (hình 224). Các điểm trong hình vẽ chỉ mang tính tổng quát. Nguyên tắc là phải ấn bao trùm cả vùng cổ (hình 225). Bạn bắt đầu từ vùng hàm để kết thúc ở phần dưới cổ. Dùng các ngón trỏ, giữa và áp út của cả 2 bàn tay.

Thái dương (màng tang)
Trở lại vị thế đứng sau đầu của đối tượng. Có 2 điểm cần ấn ở 2 bên đầu (hình 226). Dùng các ngón trỏ, giữa của 2 bàn tay để tác động trên 2 bên đầu cùng lúc.

Mắt


Chung quanh mắt, có các điểm nằm trên mặt sau của các bờ ổ mắt (hình 228 – 229). Sử dụng ngón trỏ của 2 bàn tay ấn cùng lúc trên 2 mắt (hình 227).

BÀI TẬP KẾT THÚC
Đối tượng nằm sải tay trên mặt đất. Bạn đứng sau đầu đối tượng, nắm 2 bàn tay của đối tượng và kéo thẳng ra (hình 230). Cùng lúc, đối tượng hít vô bằng mũi tối đa, và duỗi thẳng ống chân, ngón chân. Bạn giữ nguyên chốc lát rồi buông bàn tay và các cánh tay của đối tượng, trong khi đối tượng thở ra nhẹ nhàng bằng miệng, cả cơ thể thư giãn từ từ. Lập lại 6 lần.