Hiện nay, có rất nhiều phương pháp đông và tây y chữa bệnh trĩ. Trong phạm vi bài viết này, xin giới thiệu với các bạn một số phương cách đơn giản nhưng rất hiệu quả của y học cổ truyền phương Đông.
Cổ nhân có câu: "Thập nhân cửu trĩ", có ý nói đây là một cǎn bệnh phổ biến và hay gặp. Đây là bệnh "trường phong hạ huyết" như Đông y vẫn gọi. Nguyên nhân của bệnh được coi là chưa rõ ràng. Trong Đông y, người ta cho rằng bệnh trĩ có liên quan đến tình trạng khí trệ, huyết ứ ở trường, vị. Khi chính khí hư thì sẽ gây chứng lòi dom (sa trực tràng). Nghiên cứu của y học hiện đại đã kết luận nguyên nhân do ứ máu trong hệ thống tĩnh mạch ở ống hậu môn gây ra. Như vậy, cả Đông và Tây y đã đồng nhất một số quan điểm về nguyên nhân gây bệnh trĩ.
Nguyên nhân - triệu chứng
Bệnh trĩ rất hay gặp ở người làm việc ở tư thế đứng hoặc ngồi lâu, táo bón lâu ngày, phụ nữ mang thai... và có thể gặp trong các bệnh u đại tràng, u xơ tử? cung... Đây còn là triệu chứng của bệnh xơ gan. Bệnh trí còn có tính chất gia đình và là cǎn bệnh phổ biến đặc biệt ở người lớn tuổi.
Triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ: Đại tiện máu đỏ tươi là triệu chứng sớm nhất và cũng là triệu chứng thường gặp. Số lượng máu chảy có thể ít nhiều tùy mức độ của bệnh. ít thì vài giọt máu thấm vào giấy chùi hay dính phân. Nhiều thì có thể thành tia máu, thành giọt. Đau vùng hậu môn là dấu hiệu đi kèm và ít khi gây sốt. Đau nhiều khi có hiện tượng tắc mạch hoặc nứt hậu môn. Ngoài ra còn có hiện tượng sưng nề vùng hậu môn. Trong các đợt cấp hoặc khi trĩ sa ra ngoài, có thể búi trĩ sưng to.
Điều trị
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp đông và tây y chữa bệnh trĩ. Trong phạm vi bài viết này, xin giới thiệu với các bạn một số phương cách đơn giản nhưng rất hiệu quả của y học cổ truyền phương Đông là tự chữa trị bằng bấm huyệt.
Phương huyệt chủ yếu được chọn: Là các huyệt vị bách hội, túc tam lý, thừa sơn.
Thừa sơn là huyệt thuộc kinh túc thiếu dương bàng quang, có vị trí nằm ở bắp chân, là chỗ trũng của 2 bắp cơ sinh đôi, khi co bắp chân sẽ hiện rõ khe của sơ sinh đôi này. Theo Đông y, thừa s ơn có tác dụng thư cân, lương huyết, điều phủ khí, trị trĩ, sa trực tràng. Kinh nghiệm của tiền nhân thường phối với các huyệt phục lưu, thái xung, thái bạch trị đại tiện ra máu. Phối với thái khê trị đại tiện khó. Kinh nghiệm hiện nay thường phối với nhị bạch trị bệnh trĩ; phối trường cường, thừa phù trị sưng ngứa hậu môn. Do tác dụng thư cân, điều được phủ khí, lương được huyết... của huyệt mà có thể chữa được bệnh trĩ, một cǎn bệnh rõ ràng có quan hệ chặt chẽ với tình trạng khí trệ, huyết ứ.
Túc tam lý là huyệt hợp thuộc thổ, thuộc kinh túc dương minh vị, có vị trí nằm ở gần đầu gối, các hõm ngoài đầu gối ngang một bàn tay (3 thốn). Khi phối hợp với huyệt thừa sơn có tác dụng sơ thông trệ khí ở trường vị. Cổ nhân cho rằng trường vị hòa thì nhiệt độc được thanh mà bệnh trĩ sẽ khỏi. Tỳ vị mạnh thì ứ huyết sẽ lưu hành, trệ khí sẽ tiêu, khí huyết điều hòa thì bệnh trĩ sẽ khỏi; cơ thể hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng thì sẽ dần khắc phục được tình trạng hư nhược khí huyết đầy đủ thì không thể mắc bệnh "lòi dom". Sách phối huyệt khái luận giảng nghĩa cho rằng: Châm túc tam lý, thừa sơn có thể trị ứ huyết ở bụng. Như vậy, hai huyệt vị này còn có thể chữa nhiều bệnh chứng ở hệ tiêu hóa có liên quan đến khí trệ, huyết ứ. Hơn nữa, cổ nhân còn cho rằng, huyệt túc tam lý được coi có tác dụng bổ hư tương tự như tác dụng của nhân sâm, vì vậy có thể ví tác dụng của túc tam lý tương tự như độc sâm thang, một cổ phương có tác dụng đại bổ nguyên khí, thường dùng để bồi bổ cho người mắc bệnh hư lao, chính khí hư nhược... (Bệnh khí hư này không phải là bệnh khí hư ở phụ nữ).
Bách hội là huyệt hội của đốc mạch và các kinh dương, thuộc đốc mạch, có vị trí nằm ở chính giữa đỉnh đầu, là giao điểm của đường thẳng nối giữa đỉnh hai vành tai với đường chính trung. Thường được dùng để chữa bệnh sa trực tràng, sa tử cung. Kinh? nghiệm thực tiễn cho thấy nếu kết hợp? bách hội với huyệt thừa sơn có hiệu quả cao trong điều trị bệnh sa trực tràng.
Cần lưu ý, tránh ngồi lâu, đứng nhiều, không uống rượu, bia. Cần hạn chế công việc nặng, không dùng các thức ǎn cay nóng dễ gây kích thích như ớt, hạt tiêu. Nên ǎn các thức ǎn nhuận tràng như khoai lang, mật ong, vừng... để tránh bị táo bón và giữ gìn vệ sinh vùng hậu môn. Có thể kết hợp giữa bấm huyệt và dùng thuốc, điều chỉnh ǎn uống... để đạt được hiệu quả cao trong chữa bệnh. Trường hợp cần thiết phải được khám và điều trị tại các cơ sở y tế.
Một số bài thuốc nam đơn giản:
- Bài 1: Bạn có thể dùng bài thuốc - dược thiện sau: ổi vừa chín tới, gọt bỏ vỏ ǎn ngày vài quả. Bạn có thể kiểm chứng sẽ thấy cái hay của bài thuốc này. Nếu như ǎn cả vỏ thì có thể gây táo bón, nhưng nếu gọt vỏ thì lại hóa ra như thuốc nhuận tràng.
- Bài 2: Rau sam tươi, (hoặc lá thiên lý, hoặc lá thuốc bỏng) rửa sạch, giã nát, đắp vào hậu môn, nơi trĩ sưng lòi ra.
- Bài 3: Chữa hậu môn sưng đau, lở nứt, lòi dom (sa trực tràng): Chua me đất, rau sam, mỗi thứ một nắm, bồ kết 1 quả giã nhỏ, nấu nước ngâm rửa, ngày làm 1-2 lần.
- Bài 4: Hạt mã tiền 3-5 hạt sống, dùng dấm đổ vào chậu sành, dùng mã tiền mài lấy nước bôi vào chỗ đau, ngày 1-3 lần. Chú ý: Khi mới có cảm giác đau, nhưng sau sẽ mát và không đau nữa.
- Bài 5: Dùng hạt gấc mài với dấm, bôi vào trĩ (trĩ ngoại), ngày 3-5 lần.
- Bài 6: Một con ốc bươu lớn, rửa sạch, thả vào nước trong nuôi ít ngày, đợi khi ốc mở miệng, lấy 1 ít bǎng phiến cho vào miệng ốc, sau đó thả ốc vào chậu sạch, khi có nước dãi xanh chảy ra là được. Lấy bông thấm nước dãi ốc bôi vào trĩ, ngày 2-3 lần.
- Bài 7: Mật gấu (hoặc mật lợn) 1g, pha trong 30ml nước ấm cho đến khi mật tan, khuấy đều. Dùng tǎm bông bôi mật vào trĩ, ngày 2-3 lần.
- Bài 8: Quả sung (hoặc quả vả tươi) 10 quả, sắc lấy nước rửa trĩ, ngày 2-3 lần.