Thứ Tư,
ngày 23/01/2025
Khách đã ghé thăm: 20674
Hiện có  1 khách online.

Viêm đại tràng mạn tính

Sưu tầm

Khi bị viêm đại tràng mạn tính thường có các triệu chứng sau: Rối loạn đại tiện, đau bụng, mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt. Nếu bị bệnh nặng thì cơ thể gầy sút hốc hác.

TRIỆU CHỨNG CHÍNH

1. Rối loạn đại tiện:

+ Chủ yếu là phân nát, lỏng một hoặc nhiều lần trong ngày, 
phân có thể có nhầy máu hoặc không.

+ Táo lỏng xen kẽ nhau (viêm đại tràng khu vực).

+ Mót rặn, sau "đi ngoài" đau trong hậu môn.

2. Đau bụng:

+ Vị trí: xuất phát đau thường là ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái (vùng đại tràng góc gan, góc lách). Đau lan dọc theo khung đại tràng.

+ Tính chất, cường độ đau: thường đau quặn từng cơn, có khi đau âm ỉ. Khi đau thường mót "đi ngoài" , "đi ngoài" hoặc đánh hơi được thì giảm đau.

+ Cơn đau dễ tái phát . Đau dễ xuất hiện khi căng thẳng, lo lắng hoặc ăn uống thất thường.

Ngoài hai trệu chứng chính như trên ta còn có thể gặp các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt. Nếu bị bệnh nặng thì cơ thể gầy sút hốc hác.

3. Trướng bụng, đầy hơi, sôi bụng.

TRIỆU CHỨNG CHI TIẾT


1. Triệu chứng lâm sàng:

a. Triệu chứng toàn thân:
Người bệnh mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt, có thể có sốt. Nếu bị bệnh nặng thì cơ thể gầy sút hốc hác.

b. Triệu chứng cơ năng:
- Đau bụng:

+ Vị trí: xuất phát đau thường là ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái (vùng đại tràng gan góc, góc lách). Đau lan dọc theo khung đại tràng.
+ Tính chất, cường độ đau: thường đau quặn từng cơn, có khi đau âm ỉ. Khi đau thường mót "đi ngoài" , "đi ngoài" được thì giảm đau.
+ Cơn đau dễ tái phát 
- Rối loạn đại tiện:
+ Chủ yếu là ỉa lỏng nhiều lần một ngày, phân có nhầy, máu.
+ Táo bón, sau bãi phân có nhầy, máu.
+ Táo lỏng xen kẽ nhau (viêm đại tràng khu vực).
+ Mót rặn, ỉa già, sau "đi ngoài" đau trong hậu môn.

c. Triệu chứng thực thể:
- Ấn hố chậu có thể có tiếng óc ách, chướng hơi, ấn dọc khung đại tràng đau.

- Có thể sờ thấy "thừng xích ma" như một ống chắc, ít di động.

2. Triệu chứng xét nghiệm:

a. Xét nghiệm phân:
- Có thể thấy hồng cầu, tế bào mủ.

- Anbumin hoà tan (+).
- Trứng ký sinh trùng, amip, lamblia.
- Cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh, có thể (+).

b. Soi trực tràng 

2 loại tổn thương:
- Tổn thương viêm:
Trên đại thể người ta thường thấy có các hình ảnh: niêm mạc xung huyết, các mạch máu cương tụ thành từng đám, hoặc niêm mạc đại tràng bạc màu, mất độ láng bóng. Tăng tiết nhầy ở vùng niêm mạc bị tổn thương viêm. có thể thấy hình ảnh những chấm chảy máu rải rác ở niêm mạc đại tràng.
- Tổn thương loét:
Trên đại thể của bệnh viêm đại tràng mạn người ta thấy hình ảnh viêm thường kèm theo với các ổ loét có thể chỉ là vết xước hoặc trợt niêm mạc, có ổ loét thực sự sâu, bờ đều mềm mại, ở đáy có nhầy, mủ, máu...


c. Chụp khung đại tràng có chuẩn bị
- Cần phải chụp 2 lần.

- Có thể thấy hình ảnh viêm đại tràng mạn.
+ Hình xếp đĩa.
+ Hình bờ thẳng, bờ không rõ.
+ Hình hai bờ.
- Cần phân biệt với các hình dị thường của đại tràng: đại tràng to, dài quá mức, các hình khuyết (trong ung thư), hình túi thừa, các polip đại tràng.

d. Xét nghiệm máu:
Hồng cầu, huyết sắc tố, bạch cầu, máu lắng ít thay đổi.

 

Biện chứng luận trị theo đông y:

- Nguyên nhân:

Thấp nhiệt uẩn kết . Can tỳ bất hòa. ứ trở trường lạc. Tỳ vị hư nhược. Tỳ thận dương hư.

- Pháp điều trị:

Thanh nhiệt giải độc- hoá thấp chỉ thống. Sơ can lý tỳ - hành khí chỉ lợi. Hoạt huyết hóa ứ thông lý công hạ. Ôn bổ tỳ thận - sáp trường chỉ tả.